GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH BSC & KPIs
Hệ thống bảng điểm cân bằng (Balance Scoredcard – BSC) là một hệ thống quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá, được áp dụng cho mọi tổ chức. Nói một cách khác, BSC chính là phương pháp chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược thành mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá và hoạt động cụ thể. Còn hệ thống đo lường & đánh giá hiệu quả công việc (Key Performance Indicator – KPI) là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân.
.
MỤC TIÊU ẤP DỤNG BSC & KPIs
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp phải 3 vấn đề lớn:
1.Mục tiêu kinh doanh không tương thích với chiến lược và các nguồn lực hiện có
2.Mục tiêu của doanh nghiệp không tương thích với mục tiêu của các nhân viên
3.Thiếu các công cụ để kiểm soát hành động và đánh giá hiệu quả công việc
Hệ thống BSC & KPI là công cụ hữu hiệu hỗ trợ các nhà quản lý giải quyết đồng bộ các vấn đề này thông qua việc thiết lập hệ thống cân bằng các mục tiêu kinh doanh với bốn góc độ: Tài chính, Khách hàng, Hoạt động kinh doanh và Năng lực học hỏi phát triển; phân bổ các mục tiêu này tới bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp, dựa vào đó hình thành nên các chỉ số để kiểm soát và đo lường kết quả công việc của nhân viên.
.
CÁC YẾU TỐ CỦA HỆ THỐNG BSC
– Khía cạnh tài chính: bao gồm các chỉ tiêu đo lường tài chính truyền thống có thể đo lường hướng đến việc đạt được mục tiêu chiến lược, đem lại thông tin tài chính mong đợi cho các bên liên quan.
– Khía cạnh khách hàng: Doanh nghiệp thiết lập những mục tiêu có liên quan đến nhận thức của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Có thể bao gồm những tiêu chí đánh giá như: mức độ thõa mãn của khách hàng, số lượng khách hàng tiềm năng hoặc khả năng xâm nhập thị trường.
– Khía cạnh các quy trình nội bộ: ở phạm vi này Doanh nghiệp sẽ nhận thấy những quy trình kinh doanh chính của doanh nghiệp như sản xuất, phân phối hoặc bán hàng và sau đó thiết lập các mục tiêu liên quan như: chất lượng, thời gian, hiệu quả và tiết giảm chi phí. Và tại đây, Doanh nghiệp sẽ tìm ra những phương pháp để cải tiến các chức năng và hệ thống nội bộ cho doanh nghiệp.
– Khía cạnh nghiên cứu và đổi mới: Kiểm tra những tiêu chí đánh giá liên quan đến vấn đề phát triển nghề nghiệp của nhân viên, tinh thần gắn bó với doanh nghiệp và cơ hội trau dồi kỹ năng. Bạn cũng có thể xem xét những tiêu chí cho việc nghiên cứu và phát triển. Điều cần tập trung ở đây là nhận biết được các vấn đề cần tiếp tục cải tiến và giữ gìn những giá trị được tạo ra bằng cách sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực trong tổ chức.
.
LỢI ÍCH ÁP DỤNG BSC – KPIs
Giúp doanh nghiệp theo dõi chi tiết – đánh giá trực quan – quản lý toàn diện
– Việc áp dụng BSC – KPIs sẽ giúp Doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh vì có thể sử dụng và khuyến khích được nhân viên phát huy được tối đa hiệu quả công việc, đồng thời tạo sự liên kết chặt chẽ ở các phòng ban. Việc chỉ rõ định hướng và mục tiêu của Doanh nghiệp giúp các phòng ban, bộ phận và từng cá nhân phát triển theo chiến lược của Doanh nghiệp theo từng thời điểm.
– Giúp DN đưa ra được những chỉ tiêu có thể đo lường được (định lượng) và linh động trong việc thiết lập mục tiêu cho từng phòng ban và cá nhân.
– Giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về các hoạt động kinh doanh của mình. Khi được đánh giá đúng năng lực, nhân viên sẽ làm việc hăng say hơn, năng suất lao động tăng cao, góp phần làm giảm chi phí. Tạo điều kiện khích lệ và phát hiện nhân viên có năng lực và giữ chân được người tài. Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, nâng cao hiệu quả của công ty.
– Giúp Doanh nghiệp có thể kiểm soát được mục tiêu, chiến lược kinh doanh của mình để mang lại hiệu quả cao.
– Giúp phân tích DN một cách chính xác.
Trong thực tế, việc đánh giá hiệu suất làm việc đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và nguồn lực đáng kể. Nhưng khi được tiếp cận bằng những suy nghĩ đúng đắn và ứng dụng BSC và KPIs hiệu quả, việc đánh giá này sẽ xứng đáng với những nỗ lực đã bỏ ra.